Top Ad unit 728 × 90

Sự khác biệt giữa suy thận và bệnh thận

Thận và chức năng thông thường của thận
Thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu nằm hai bên cột sống ở vùng giữa bên dưới của lưng. Mỗi quả thận nặng khoảng ¼ cân Anh (pound) = 112.5 gram và chứa khoảng một triệu đơn vị lọc gọi là các ống sinh niệu (nephrons).
Mỗi ống sinh niệu (nephron) được cấu tạo bởi một tiểu cầu (glomerulus) và một ống nhỏ (tubule). Tiểu cầu (glomerulus) là một cái lọc thu nhỏ hay thiết bị giống như cái sàng/ cái rây trong khi ống nhỏ (tubule) là một cái ống nhỏ xíu như cấu trúc gắn liền đối với tiểu cầu (glomerulus).
Quả thận được kết nối với bàng quang (urinary bladder) do các ống gọi là ống niệu quản (ureters). Nước tiểu được lưu giữ trong bàng quang cho đến khi bàng quang được là làm trống bằng cách đi tiểu. Bàng quang được kết nối ra bên ngoài cơ thể bằng một ống khác như cấu trúc ống gọi là niệu đạo (urethra).
Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu. Thận tiến hành gạn lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu.
Những sản phẩm phế thải được tạo ra từ các quá trình trao đổi chất bình thường bao gồm các phân hủy các mô hoạt động, thức ăn được tiêu hóa, và các chất khác.
Thận cho phép tiêu thụ nhiều loại thức ăn, các loại thuốc, các loại vitamin và các chất bổ sung, chất phụ trợ, và chất lỏng dư thừa mà không cần lo lắng rằng độc hại của sản phẩm sẽ tích lũy lên đến mức có hại.
Thận cũng đóng một vai trò chính trong điều chỉnh về mật độ khác nhau của các khoáng chất như calcium, sodium và potassium trong máu.
- Ở bước đầu tiên trong sự gạn lọc, máu được chuyển vào tiểu cầu (glomeruli) do bởi các mạch máu có kẽ hở cực nhỏ gọi là những mao quản/ mao mạch (capillaries). Tại đây, máu được lọc ra các sản phẩm phế thải và dung dịch dư thừa trong khi các tế bào máu đỏ, chất đạm (protein), và các phân tử lớn được giữ lại trong các mao quản (capillaries). Ngoài các chất phế thải, một số các chất hữu dụng cũng bị lọc ra. Phần máu lọc ra được gom lại trong 1 túi gọi là Bowman của nang và chảy vào trong các ông nhỏ .
- Những ống nhỏ này là bước kế tiêp trong qui trình gạn lọc . Những ống nhỏ được lót bằng tế bào cao chức năng để tiến hành sự gạn lọc, thẩm thấu lại nước và hóa chất hữu ích cho thân thể trong khi giữ lại một số chất thải bổ sung ở ống nhỏ
Thận cũng sản xuất hooc-môn (hormone) nhất định mà có chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm như sau:
- Dạng kích hoạt của vitamin D (calcitriol or 1,25 dihydroxy-vitamin D), mà điều chỉnh sự hấp thụ chất calcium và phốt pho (phosphorus) từ thực phẩm, thúc đẩy sự hình thành của xương mạnh mẽ
- Erythropoietin (EPO), chất kích thích tuỷ xương để sản xuất tế bào máu.
- Renin, chất điều chỉnh lượng máu và huyết áp
Sự khác biệt giữa suy thận và bệnh thận

Suy Thận (Kidney failure)
- Suy thận xảy ra khi một phần hoặc toàn phần thận mất khả năng để thực hiện các chức năng bình thường.
- Điều này nguy hiểm bởi vì nước, chất phế thải, và các chất độc hại tích tụ lại mà bình thường các thứ này được loại bỏ khỏi cơ thể bằng thận.
- Nó cũng gây ra những vấn đề khác như thiếu máu, cao huyết áp, sự nhiễm axit (thừa acid trong dung dịch cơ thể), rối loạn cholesterol và axit béo, và bệnh xương trong cơ thể do thân suy giảm sự sản xuất hooc môn.

Bệnh suy thận mãn tính (Chronic Kidney Disease)

Bệnh suy thận mãn tính là khi thận vị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian. Điều này xảy ra dần dần theo thời gian, thông thường từ nhiều tháng đến nhiều năm. Bệnh suy thận mãn tính được chia thành năm giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.


Giai Đoạn
Mô Tả
GFR mL/min/1.73m2
1
Thận bị hư hại rất nhẹ (slight) với sự gạn lọc tăng lên hay bình thường
Hơn 90
2
Chức năng Thận giảm nhẹ
60-89
3
Chức năng Thận giảm ở mức độ trung bình
30-59
4
Chức năng Thận giảm ở mức độ nghiêm trọng
15-29
5
Suy thận cần chạy thận hoặc cấy ghép
Thấp hơn 15

Ghi Chú: GFR là tỷ lệ lọc cầu thận, một phép đo chức năng của thận.
Giai đoạn thứ 5 của suy thận mãn tính cũng được gọi là giai đoạn cuối bệnh thận, trong đó toàn bộ hay hầu như toàn bộ thận hay mất chức năng thận và bệnh nhân cần chạy thận hoặc cấy ghép thận để sinh tôn. Thuật ngữ tiếng Anh "renal" (thận) dùng để chỉ "kidney" (thận). Do đó, một tên khác cho suy thận = "kidney failture" là "renal failure". Loại bệnh suy thận nhẹ thường được gọi là "renal insufficiency".
Không giống như bệnh suy thận mãn tính (chronic kidney disease/ chronic kidney failure), suy thận cấp tính (acute kidney failure) phát triển nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Suy thận cấp tính thường phát triển để đáp ứng cho một sự rối loạn mà trực tiếp ảnh hưởng đến thận, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho thận, hoặc sự bài tiết nước tiểu .
- Suy thận cấp tính thường không làm hỏng thận vĩnh viễn. Với sự điều trị thích hợp cho tình trạng của thận, thận thường có thể phục hồi và phục hồi hoàn toàn .
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy thận cấp tính có thể tiến triển đến bệnh suy thận mãn tính.


 Nguyên nhân dẫn đến suy thận mãn tính

Mặc dù bệnh suy thận mãn tính đôi khi là kết quả từ các căn bịnh chính của thận, những nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
- Bệnh Tiểu Đường (diabetes mellitus) loại 1 và loại 2 gây ra một tình trạng gọi là "thận tiểu đường" (diabetic nephropathy), là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận ở Hoa Kỳ.
- Huyết áp cao (hypertension), nếu không được kiểm soát, có thể làm hư thận theo thời gian.
- Viêm thận-tiểu-cầu (Glomerulonephritis) là viêm và thiệt hại về lọc của thận và có thể gây suy thận. Những tình trạng xuất hiện sau khi bị viêm (Postinfectious conditions)và bịnh lở ngoài da (lupus) là một trong các nguyên nhân gây nhiều viêm thận-tiểu-cầu (glomerulonephritis).
- Bệnh thận đau nang (Polycystic kidney disease) là một ví dụ của một nguyên nhân di truyền của bệnh thận mãn tính trong đó cả hai quả thận có nhiều nang (multiple cysts).
- Việc sử dụng thuốc giảm đau (analgesics) như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) thường xuyên qua thời gian dài thời gian có thể làm giảm đau thận, một nguyên nhân của bệnh thận. Một số thuốc khác nhất định cũng có thể làm hư thận.
- Tắc nghẽn và cứng của động mạch (atherosclerosi = xơ vữa động mạch) dẫn đến thận gây ra một tình trạng gọi là thận thiếu máu cục bộ (ischemic nephropathy), là một nguyên nhân khác gây ra sự hủy hoại thận tiến triển (diễn tiến thận hư)
- Sự tắc nghẽn các dòng nước tiểu do sạn thận, một tiền liệt tuyến dược mở rộng, những chứng cơ quan bị thu hẹp (strictures = narrowings), hoặc ung thư cũng có thể gây bệnh thận.
- Các nguyên nhân khác của bệnh thận mãn tính bao gồm nhiễm HIV, bệnh tế bào liềm (sickle cell disease), lạm dụng ma túy (heroin abuse), thoái hóa Amyloid protein (amyloidosis), sỏi/sạn thận, nhiễm trùng thận mãn tính, và những loại ung thư nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ các tình trạng sau đây, bạn đang ở nguy cơ cao hơn-bình thường về sự phát triển bệnh thận mãn tính. Các chức năng thận của bạn cần nên theo dõi thường xuyên.
- Bệnh Tiểu Đường loại 1 hay loại 2 (Diabetes mellitus type 1 or 2 )
- Bệnh cao huyết áp (High blood pressure / hypertension)
- Bệnh cao mỡ trong máu (High cholesterol)
- Bệnh tim (heart disease)
- Bệnh gan (Liver disease)
- Bệnh thận (kidney disease)
- Bệnh thoái hóa Amyloid protein (Amyloidosis)
- Bệnh tế bào hình liềm (Sickle cell disease)
- Bệnh lở da do tình trạng viêm mạn tính gây ra bởi một bệnh tự miễn dịch (Systemic Lupus erythematosus)
- Các bệnh mạch máu như viêm động mạch [arteritis), viêm mạch (vasculitis), hoặc sự loạn phát triển sơ-cơ (fibromuscular dysplasia)
- Sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niêu quản (Vesicoureteral reflux) (một vấn đề đường tiết niệu mà trong đó nước tiểu đi sai đường)
- Những Vấn đề về các khớp xương hay bắp thịt mà thường xuyên yêu cầu phải sử dụng thuốc chống viêm
- Nếu gia đình bạn có bệnh sử về bệnh thận.
Sự khác biệt giữa suy thận và bệnh thận Reviewed by Nguyễn Viết Hương on 01:20 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by clonecachchuasoithan © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.