Người bị sỏi thận có uống được uống sữa không?
Một người nữ lớn tuổi (55 tuổi) bị bệnh sỏi thận, có thể uống sữa canxi để ngừa bệnh loãng xương không? Uống sữa canxi có làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận không? (Ho Van That - Tiền Giang)
Bệnh sỏi thận là một bệnh thường gặp và rất hay tái phát. Trong thực tế, sỏi tiết niệu nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng là biến chứng của nhiều bệnh và sỏi cũng có nguồn gốc hình thành khác nhau. Có nhiều loại sỏi khác nhau: sỏi canxi, sỏi aminomagie-phosphat, sỏi uric, sỏi cystin...
Hay gặp nhất là sỏi canxi, có liên quan đến chế độ ăn uống. Thường dùng các thức ăn giàu protein, đường tinh khiết; thức ăn giàu natri, oxalat; ít xơ sợi, kèm theo chế độ uống nước không đủ có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
Sỏi liên quan đến canxi thường gặp nhiều trong tình huống: cường canxi máu, cường canxi niệu, cường oxalat niệu, thiểu xitrat niệu... Có nhiều trường hợp canxi trong máu bình thường nhưng vẫn mắc bệnh sỏi, do vậy bệnh có thể liên quan đến chế độ ăn nhiều canxi nhưng cũng có thể không. Nhưng nói chung, người bệnh có sỏi canxi cần hạn chế thức ăn nhiều can xi; ngoài ra không nên ăn những thức ăn mặn chứa nhiều protein hoặc oxalat; nên uống nhiều nước.
Các loại sỏi khác như: sỏi axit uric, cystin... thì không liên quan đến chế độ ăn nhiều hay ít canxi. Người bệnh có các loại sỏi này có thể uống sữa giàu canxi để phòng loãng xương.
Do vậy, người bệnh trước hết phải xác định được mình bị loại bệnh sỏi thận nào, từ đó mới có chế độ ăn uống hợp lý.
Bệnh sỏi thận là một bệnh thường gặp và rất hay tái phát. Trong thực tế, sỏi tiết niệu nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng là biến chứng của nhiều bệnh và sỏi cũng có nguồn gốc hình thành khác nhau. Có nhiều loại sỏi khác nhau: sỏi canxi, sỏi aminomagie-phosphat, sỏi uric, sỏi cystin...
Hay gặp nhất là sỏi canxi, có liên quan đến chế độ ăn uống. Thường dùng các thức ăn giàu protein, đường tinh khiết; thức ăn giàu natri, oxalat; ít xơ sợi, kèm theo chế độ uống nước không đủ có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
Các loại sỏi khác như: sỏi axit uric, cystin... thì không liên quan đến chế độ ăn nhiều hay ít canxi. Người bệnh có các loại sỏi này có thể uống sữa giàu canxi để phòng loãng xương.
Do vậy, người bệnh trước hết phải xác định được mình bị loại bệnh sỏi thận nào, từ đó mới có chế độ ăn uống hợp lý.
Người bị sỏi thận có uống được uống sữa không?
Reviewed by Nguyễn Viết Hương
on
20:41
Rating:
Không có nhận xét nào: