Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.
Sỏi thận là gì?
Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.
Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.
Những triệu chứng của sỏi thận:
Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết.
Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn.
Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết.
Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:
- Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
- Choáng váng và/hoặc nôn
- Sốt và/hoặc ớn lạnh
- Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu
Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.
Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.
Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
Sỏi struvite (sỏi nhiễm khuẩn): là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
Sỏi uric acid: hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao
Sỏi cystine: hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.
Điều trị sỏi thận:
Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước).
Sử dụng Kim tiền thảo theo kinh nghiệm dân gian cũng là một giải pháp hiệu quả.Theo Y học cổ truyền kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát; Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm(tống sỏi).từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu về kim tiền thảo, Y học hiện đại đã tìm thấy chất soyasaponin I trong kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi Canxi oxalat ở thận, đồng thời tăng lượng nước tiểu, đẩy nhanh quá trình tiêu và tống sỏi ra ngoài. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm được bào chế từ Kim tiền thảo có thể điều trị hiệu quả với các trường hợp sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật,.. như thuốc cốm trị sỏi thận Sinarkarang được bào chế trên công nghệ hiện đại đảm bảo giữ nguyên những tính chất quý giá của Kim tiền thảo đồng thời giữ cho chế phẩm có độ ổn định lâu dài, tiện sử dụng.
Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận bằng can thiệp ngoại khoa:
Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản
Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận
Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa
Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận
Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.
Sỏi thận là gì?
Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.
Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.
Những triệu chứng của sỏi thận:
Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết.
Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn.
Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết.
Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:
- Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
- Choáng váng và/hoặc nôn
- Sốt và/hoặc ớn lạnh
- Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu
Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.
Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.
Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
Sỏi struvite (sỏi nhiễm khuẩn): là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
Sỏi uric acid: hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao
Sỏi cystine: hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.
Điều trị sỏi thận:
Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước).
Sử dụng Kim tiền thảo theo kinh nghiệm dân gian cũng là một giải pháp hiệu quả.Theo Y học cổ truyền kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát; Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm(tống sỏi).từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu về kim tiền thảo, Y học hiện đại đã tìm thấy chất soyasaponin I trong kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi Canxi oxalat ở thận, đồng thời tăng lượng nước tiểu, đẩy nhanh quá trình tiêu và tống sỏi ra ngoài. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm được bào chế từ Kim tiền thảo có thể điều trị hiệu quả với các trường hợp sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật,.. như thuốc cốm trị sỏi thận Sinarkarang được bào chế trên công nghệ hiện đại đảm bảo giữ nguyên những tính chất quý giá của Kim tiền thảo đồng thời giữ cho chế phẩm có độ ổn định lâu dài, tiện sử dụng.
Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận bằng can thiệp ngoại khoa:
Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản
Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận
Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa
Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận
Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.
Tìm hiểu về cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận
Reviewed by Nguyễn Viết Hương
on
19:55
Rating:
Không có nhận xét nào: