Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh sỏi đường tiết niệu và người Việt Nam lại thường để bệnh trạng rất nặng mới tới bệnh viện chữa trị, gây nên những hậu quả khá nặng nề.
Đó là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Box: Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Các nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:
1/ Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
2/ Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
3/ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
4/ Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Độ tuổi bệnh nhân sỏi thận:
Thông thường sỏi thận bắt đầu xuất hiện ở người ngoài 20 tuổi, nhưng cũng có trường hợp trẻ 5 tuổi đã bị. Theo thống kê, nữ giới bị sỏi thận nhiều hơn nam giới.
Biểu hiện khi có sỏi thận:
Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Đái ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Đái buốt, đái rắt.
Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có thể điều trị kịp thời.
Có thể điều trị sỏi thận như thế nào?
Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.
Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:
Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 - 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.
Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 - 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.
Nếu khó thực hiện các phương pháp trên do sỏi quá lớn, bệnh nhân có thể được mổ nội soi gắp sỏi ra ngoài.
Lưu ý bệnh nhân khi đi tán sỏi thận: Uống nhiều nước, nhịn tiểu để có kết quả siêu âm chuẩn xác. Sỏi sau khi tán ra ngoài nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước. Có thể phải tán sỏi nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi lần tán sỏi, phải uống nhiều nước và có thể uống thuốc lợi tiểu.
Phòng bệnh sỏi thận:
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày). Không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
Bệnh sỏi thận là gì?
Đó là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Box: Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Các nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:
1/ Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
2/ Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
3/ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
4/ Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Độ tuổi bệnh nhân sỏi thận:
Thông thường sỏi thận bắt đầu xuất hiện ở người ngoài 20 tuổi, nhưng cũng có trường hợp trẻ 5 tuổi đã bị. Theo thống kê, nữ giới bị sỏi thận nhiều hơn nam giới.
Biểu hiện khi có sỏi thận:
Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Đái ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Đái buốt, đái rắt.
Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có thể điều trị kịp thời.
Có thể điều trị sỏi thận như thế nào?
Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.
Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:
Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 - 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.
Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 - 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.
Nếu khó thực hiện các phương pháp trên do sỏi quá lớn, bệnh nhân có thể được mổ nội soi gắp sỏi ra ngoài.
Lưu ý bệnh nhân khi đi tán sỏi thận: Uống nhiều nước, nhịn tiểu để có kết quả siêu âm chuẩn xác. Sỏi sau khi tán ra ngoài nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước. Có thể phải tán sỏi nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi lần tán sỏi, phải uống nhiều nước và có thể uống thuốc lợi tiểu.
Phòng bệnh sỏi thận:
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày). Không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau đẻ), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
Bệnh sỏi thận là gì?
Reviewed by Nguyễn Viết Hương
on
02:04
Rating:
Không có nhận xét nào: